Saturday, September 21, 2013

Thập Nhị Nhân Duyên





(Paticca Samuppàda)

Piyadassi Maha Thera

Phạm Kim Khánh dịch (1972)

Nhập đề

Pháp "Tùy Thuộc Phát Sanh" (Paticca - Samuppàda), hay Thập Nhị Nhân Duyên, là giáo lý căn bản của đạo Phật. Trong khuôn khổ một quyển sách nhỏ, chúng ta không thể nghiên cứu kỹ lưỡng và dông dài một giáo lý vừa sâu sắc vừa thâm diệu như vậy. Ðây chỉ là một cố gắng để trình bày rõ ràng phần nòng cốt của pháp "Tùy Thuộc Phát Sanh", căn cứ trên lời dạy của Ðức Phật. Các chi tiết phức tạp và rườm rà đều được gác lại một bên.

ĐỜI SỐNG TRONG SÁU CÕI


VÀ THẦN CHÚ OM MANI PADME HUM 
Jetsunma Ahkon Lhamo - Việt dịch: Thanh Liên



Để thấu hiểu giáo lý của Đức Phật ta phải hiểu những mối liên hệ nhân và quả, và để thấu hiểu những mối quan hệ nhân và quả, ta phải hiểu hai thái cực là thuyết vĩnh cửu và hư vô. Trong đất nước này chúng ta thực sự bị khốn khổ bởi thuyết hư vô lẫn vĩnh cửu. Về phương diện văn hoá chúng ta đã hấp thu chúng. Chúng là một bộ phận của dòng tâm thức của chúng ta, chúng phổ biến trong toàn bộ nền văn hoá của ta, và chúng khó bị phát hiện.

Thế nào là Bố Thí ?

Một người nghèo hỏi Đức Phật : “Tại sao con nghèo như thế?”
Phật nói : “Vì con chưa học được cách bố thí cho người khác.”
Người ấy nói : “Con không có thứ gì cả, thì lấy gì con bố thí.”
Đức Phật dạy : “Cho dù con hoàn toàn không có cái gì, con vẫn có thể thực hiện bố thí 7 điều này :




Thursday, September 19, 2013

Một cậu bé (người Nga) đến từ sao Hỏa - Video

Một cuộc phỏng vấn một cậu bé người Nga, cậu nói là kiếp trước đã từng sống ở sao Hỏa ... (video)

Ngài Đại Mục Kiền Liên Viếng Thăm Một Hành Tinh Khác


Mục Kiền Liên - Vị đệ tử 'Thần Thông Đệ Nhất' của Đức Phật


MAHĀMAUDGALYĀYANA VISITS ANOTHER PLANET
Dr. Ron Epstein dịch sang Anh Ngữ đăng trên tập san Religion East and West, Issue 5, October, 2005

The Little Buddhas and the Tigers - Video

Cọp được các tu sĩ Phật giáo nuôi và gần gũi:

Người Mù Sờ Voi



Ý nghĩa sâu xa của câu chuyện Người mù sờ voi
La Thiếu Bình 

Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn 大般涅槃 do ngài Đàm Vô Sấm (Dharmaraksa) pháp sư người Ấn, dịch ra Hoa ngữ và Kinh Trường A Hàm của Phật Giáo có kể truyện như sau:


Con voi và sáu người mù

Thiện Nghiệp và Ác Nghiệp



Thuở xa xưa có một chàng trai con của một vị Bà la môn (giai cấp "tu sĩ" cao nhất ở Ấn Độ) sống dưới triều đại vua Pasenadi, thuộc vương quốc Kosala. Tên của chàng là Ahimsaka (người thất bại). Chàng được gởi đến thành phố Taxila để học hành. Ahimsaka rất thông minh và biết vâng lời thầy, nên chàng được cả thầy lẫn bà vợ thầy yêu mến. Điều này đã khiến cho các học viên khác ganh tỵ với chàng. Vì thế họ tìm đến thầy giáo và vu cáo Ahimsaka có mối quan hệ bất chính trái đạo lý với bà vợ thầy.

LỜI KHUYÊN MỘT HÀNH GIẢ SẮP CHẾT


của Dodrupchen Jikmé Tenpé Nyima
Nguyên tác: “Advice for a Dying Practitioner” 
Liên Hoa Việt dịch

    Bạn cần thực hiện các chuẩn bị trước khi cái chết đến với bạn. Có nhiều khía cạnh trong vấn đề này, nhưng ở đây tôi sẽ không đi quá sâu vào chi tiết. Vậy tóm lại, đây chính là những điều nên làm khi bạn đang tới gần giờ chết.

MILAREPA KHAI THỊ VỀ TÂM VÀ CÁCH THỰC HÀNH


Bài giảng của Garchen Rinpoche
Thanh Liên chuyển ngữ
(Hình bên trái: Tượng Đức Milarepa trong Tu viện Drirapuk, Núi Kailash, Tây Tạng)



Vào mùa thu Milarepa đi tới một địa điểm được gọi là Gepa Lesum, nơi người dân đang thu hoạch mùa màng. Ngài đang khất thực thì một thiếu nữ tên là Nyama Paldarbum nói: “Ông đi tới căn nhà ở đằng kia, con sẽ gặp ông và tặng ông thực phẩm.”

Milarepa tới trước căn nhà và dùng gậy gõ nhẹ vào cửa. Không có tiếng trả lời. Ngài gõ lại lần nữa, một bà lão bước ra và nói: “Những người được gọi là hành giả như các ông xin ăn rất nhiều và khi không có người ở nhà thì các ông xông vào và trộm cắp, đó chính là những gì ông đang dự định làm!”

GỬI LẠI TRẦN GIAN

NAMAH AVALOKITÉSVARA
BODHISATTVA

JETSUN MILAREPA
GỬI LẠI TRẦN GIAN
Bản dịch: ĐỖ ĐÌNH ĐỒNG


NGUYÊN-TÁC TÂY-TẠNG CỦA JETSUN MILAREPA, 
ĐẠI SƯ DU GIÀ TÂY-TẠNG
NGUYÊN VĂN TIẾNG ANH DO SIR ILUMPHREY CLARKE TUYỂN DỊCH
BẢN DỊCH TIẾNG VIỆT CỦA ĐỖ ĐÌNH ĐỒNG


Wednesday, September 18, 2013

Om Mani Padme Hum

Om Mani Padme Hum

Bách Tự Kim Cang Chú

Video

Một bức tượng cổ tự động xoay - Video

Một bức tượng cổ Ai Cập, 4000 tuổi, tự động xoay quay tròn một cách huyền bí:

Một em bé có cái đuôi bẩm sinh rất lớn - Video

Chuyện rất lạ:

Hãy Thận Trọng



Hãy suy tư cẩn thận vì Tư Tưởng sẽ biến thành Lời Nói,

MA NẠP OANH VŨ VÀ CON CHÓ TRẮNG

Toàn Không




Một thời đức Phật du hóa tại vườn Cấp Cô Độc nước Xá Vê, một hôm đức Phật đi khất thực đến nhà kia, khi ấy người chủ nhà là Ma Nạp Oanh Vũ Đô Đề Tử đi vắng. Tại nhà ấy có con chó trắng đang ăn thức ăn trong chậu bằng vàng trên một cái giường lớn. Lúc con chó trông thấy đức Phật từ xa đi tới, nó liền nhảy khỏi giường xuống sủa dữ dội, đức Phật nói vớí con chó: “Ngươi không nên sủa như vậy, ngươi hết sủa lại gầm gừ liên tiếp, ngươi không nên làm như vậy”; chó trắng lại càng giận dữ hơn, rồi vừa sủa vừa chạy đến bụi cây, nằm gầm gừ rên rỉ.

THÔNG ĐIỆP HUYỀN DIỆU TỪ NƯỚC


Chúng ta biết rằng: Sự sống liên quan trực tiếp đến nước, bên trong lẫn bên ngoài sinh vật. Tự ngắm mình qua tấm gương của nước, chúng ta sẽ kinh ngạc trước những thông điệp của nó và từ đó có cái nhìn sâu sắc hơn về chính mình.

Nguồn ảnh: Masaru Emoto 


BBC on Remembered Previous Lives - Document

Video dưới đây:

Cá heo tìm sự giúp đỡ từ con người

Một chú cá heo bị vướng lưới câu và dây cước, biết tìm đến nhờ một thợ lặn giúp đỡ.
(xem video dưới đây):


BÀI THUYẾT PHÁP ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA TẠI LADAKH




“Pháp chân thật có nghĩa là thực sự đi thật xa, thật sâu, vào tận bên trong - ĐLLM.”


Để trở thành một con người có đạo đức - một con người có tình thương yêu rộng lớn -chúng ta không nhất thiết phải theo một tôn giáo nào cả. Hàng ngàn năm nay chuẩn mực đạo đức đó đã tồn tại và tiếp tục tồn tại [trong các hệ thống tôn giáo lẫn thế tục]. Hiến pháp Ấn độ cũng dựa trên nền tảng căn bản của chuẩn mực đạo đức này.

TỰ GIẢI THOÁT VÀO THỜI ĐIỂM CHẾT VÀ TRONG TRUNG HỮU

KIM-CƯƠNG  ĐẠO-SƯ  LIÊN HOA SINH
CHỈ GIÁO TINH YẾU THÁNH PHÁP
ĐỂ TỰ GIẢI THOÁT VÀO THỜI ĐIỂM CHẾT VÀ TRONG TRUNG HỮU
Bản Tạng Văn ghi bởi YESHE TSOGYAL (757-817)
[Công chúa Tây Tạng - Đại đệ tử của Đạo Sư Liên Hoa Sinh] 
Bản Việt (dịch từ bản Anh): Đặng Hữu Phúc
KÍNH LỄ ĐẠO-SƯ




Bà Tsogyal tước hiệu Kharchen đã theo học với Đức Phật Ứng Hoá Thân Liên Hoa Sinh đến từ xứ Oddiyama, từ năm tám tuổi, đi theo Ngài như bóng theo hình.

Bài Nguyện Hướng Đến Cõi Tịnh Độ Cực Lạc



Do học giả và thành tựu giả
Ra-ga A-sê
(Karma Chagme Rinpoche)
tổng hợp biên soạn


-------------------------------------


Đại Sư Karma Chagme Rinpoche đời thứ Nhất (1613-1678) là một vị tôn sư cao trọng được biết đến dưới danh hiệu Ra-ga A-sê. Ngài nổi tiếng với tác phẩm “Ri Chu” (Pháp Tu Ở Núi), là một cẩm nang hướng dẫn các hành giả ẩn cư tu tập nơi núi non. Ngài cũng là một huynh đệ đồng tu với Garchen Rinpoche đới thứ Nhất. Đại Sư Garchen Triptrul Rinpoche đời thứ Tám đã yêu cầu chuyển dịch bài nguyện này qua Việt ngữ để làm lợi lạc Phật tử người Việt có duyên với Đức A Di Đà và pháp môn Tịnh Độ.

NHẬN THỨC VÀ CHUYỂN HÓA TÂM

UNDERSTANDING AND TRANSFORMING THE MIND.
Đức Đạt Lai Lạt Ma
NHẬN THỨC VỀ TÂM

Chủ đề của tham luận này là về tâm (hay tinh thần – Kan) vốn có bản chất cốt yếu là minh mẫn (1). Thực ra tôi cảm nhận được giá trị to lớn từ những đối thoại và cộng tác lâu dài của giới Phật tử và giới sinh học thần kinh (neurobiologist) do cùng nghiên cứu về bản chất cũng như chức năng của bộ não. Theo hướng này, chủ đề cộng tác trong thảo luận hay nghiên cứu có thể bao gồm quan hệ giữa thể chất và tinh thần, hay phương thức trí nhớ vận hành. Một chủ đề khác nữa là cách thức biểu lộ từ khuynh hướng quen thuộc của tinh thần thành trải
nghiệm thực tế.

Cảnh Giới Bên Kia Cửa Tử

LTS : Hiện nay, luân hồi tái sinh là một đề tài nóng bỏng ở xã hội phương Tây nói chung và Mỹ nói riêng. Chương trình "60 minutes" ngày 30.10 cách đây vài năm có đề cập đến vấn đề luân hồi tái sinh và báo cáo hiện có đến 78% người Mỹ (vào khoảng 195.000.000) tin có kiếp trước kiếp sau. Raymond Moody, giáo sư triết học, bác sĩ y khoa, là một nhà nghiên cứu người Mỹ tiền phong về vấn đề luân hồi tái sinh, nói rằng, sự hiểu biết về hiện tượng có đời sống khác sau đời sống này (life after life) đã được giấu nhẹm rất kỹ cho đến bây giờ. Nếu ai muốn tìm hiểu xem người Mỹ nghĩ thế nào về luân hồi chỉ việc vào thăm Google, gõ chữ "book on reincarnation" thì sẽ thấy một con số khổng lồ, hơn 2.000.000 tài liệu gồm sách và các bài luận giải về nhân quả và luân hồi...

*

Luật Nghiệp Quả và Tướng Diện





Trên thế gian nầy không một ai lại muốn mình xấu xí bao giờ, vì thế nếu có người sinh ra với dáng hình xinh đẹp thì hạnh phúc vui tươi còn kẻ khác có tướng mạo xấu xa thì lo âu buồn rầu. 

Ngày Đức Phật còn tại thế, hoàng hậu Mallika có hỏi Đức Phật về nguyên nhân nào để được sanh ra đẹp xấu. Đức Phật trả lời rằng:” Người có tâm nhu hòa, nhẫn nhục sẽ được đẹp đẽ và kẻ có tâm sân hận sẽ chịu xấu xí”.

Lược Ý Chữ 卍 Trên Ngực Đức Phật Sơ Sanh Trong Tín Ngưỡng Phật Giáo BắcTruyền.



Nâng gót Thích Tôn sen vàng dũng khai bảy đóa. Đón mừng Từ Phụ đại địa rung chuyển sáu lần." Đức Thích Ca Mâu Ni xuống trần trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh, trời người hoan hỷ. Ngài dụng thân thái tử của cỏi Ta Bà nhưng vẫn lưu dấu vết của Bậc Đại Giác. Trong Thập Địa Kinh Luận quyển 16 chép: "tại thái tử Tất Đạt Đa chưa thành Phật, trên ngực đã có tướng công đức trang nghiêm kim cang chữ 卍 vạn ". Trong Kinh Đại Tát Giá Ni Kiền Tử Sở Thuyết quyển thứ 6 chép: "tướng chữ 卍 vạn thuộc trong 80 tướng tốt của Phật, vị trí nằm trên ngực."


ÐỊNH NGHIỆP KHÓ TRÁNH


Thuở Phật tại thế, có một vị tỳ kheo số phần xui xẻo. Mặc dù thầy tu hành rất tinh tấn, giới hạnh trang nghiêm mà không bao giờ được no đủ. Số "con rệp" ấy theo đuổi thầy mãi cho tới khi mãn phần, sau khi đã đắc quả A La Hán. Ðến ngày lâm chung, nhờ thần lực của Tôn giả Xá Lợi Phất, vị Tôn sư của thầy, thầy mới ăn một bữa no lòng trước khi lìa đời.

Tuesday, September 17, 2013

The Holographic Universe - Part 4/5

Đức tin thay đổi gene của chúng ta



“Trí tuệ của tế bào” là cuốn sách của Bruce Lipton, một trong những nhà khoa học tiên phong trong một lĩnh vực sinh học mới (epigenetics); nói rằng chúng ta không phải là tù nhân của bộ gene có trong người chúng ta, rằng chúng ta không phải là một cỗ máy sinh học chỉ biết tuân theo các quá trình sinh hóa của cơ thể. Chúng ta có thể ảnh hưởng đến các quá trình đó, hay thậm chí là thay đổi các yếu tố sinh học của cơ thể.

Vô ngã hay không có linh hồn?



Mỗi khoảnh khắc đều có sinh và tử. Một khoảnh khắc ý thức khởi lên có nghĩa là một khoảnh khắc ý thức khác diệt mất, và ngược lại. Trong dòng đời, có sự tái sinh nhất thời mà không có linh hồn.

Chúng ta cần phân biệt thuyết luân hồi sinh tử của Phật giáo với thuyết linh hồn tái sinh, thuyết linh hồn ngụ ý sự chuyển kiếp của một linh hồn và hình thức tái sinh không thay đổi của nó. Phật giáo phủ nhận sự hiện hữu của một linh hồn bất biến hay vĩnh cửu do Thượng đế hay thần ngã (Paramàtma) tạo ra.

Sự sống và tái sinh



NGUỒN GỐC SỰ SỐNG

Sự sống bắt đầu qua 2 giai đoạn: thể Ê-te (Etheric) và qua thể vật chất (physical). Dĩ nhiên là khi thể Ê-te bắt đầu thì chưa xuất hiện thể vật chất. Lúc đó sự sống thể hiện qua phần tinh túy của nó (the spirit is the essence) là những hạt giống tâm thức. Có thể gọi những hạt giống nhận thức này là những đốm lửa từ cơ thể Đấng Sáng Tạo (sparks of God’s body), là những hạt điện tử của Ngài (his electrons). Những hạt giống tâm thức này có thể tương đương với khái niệm tàng thức (A-lại-da thức) hay nghiệp lực của Phật giáo.

An American Woman talking about her children's Reincanations and Past Memories - A Case Study

Gặp gỡ giữa khoa học và Phật giáo

Phan Tấn Hùng

Cuộc gặp gỡ giữa khoa học thời đại và Phật giáo, được xem là bắt đầu từ thập niên 30, với những tên tuổi như N. Bohr, A. Einstein..., đã đem đến nhiều điều bổ ích cho kiến thức thời đại từ mấy năm vừa qua. Trong quyển Passerelles - Entretiens avec le Dalaĩ-Lama sur les sciences de l'esprit (Cầu nối - Ðàm luận với Ðạt-lai Lạt-ma về các khoa học tâm thần), Jeremy W. Hayward viết : "Những người (rất ít) vừa có kiến văn khoa học vừa có nghiên cứu Phật giáo đều nhận thấy có nhiều điểm chung, trong những cách tiếp cận vấn đề và những phương pháp của khoa tâm thần học này và của khoa học. - cả hai phía, người ta không chấp nhận đức tin mù quáng và khảo sát mọi sự mọi việc trong ý hướng siêu vượt mãi những tiền kiến cá nhân."(1)

Thế giới Ta Bà và các loài chúng sinh

Hình: Internet

3 Cõi trong thế giới Ta Bà
Cõi là nơi chúng sinh hiện sinh (sinh sống và cư trú - Bhavanti sattā cithāti: Bhūmi). Theo kinh điển Phật giáo thì các loài chúng sinh hữu tình hiện sinh luân hồi trong Thế Giới Ta Bà (Samsara) gồm 3 cõi hay còn gọi là Tam Giới:

ĐỨC TIN, KHOA HỌC VÀ TÔN GIÁO


Đức ĐẠT-LAI LẠT-MA
Frédérique Hatier biên soạn
Hoang Phong chuyển ngữ

Cuộc sống xô bồ và dồn dập trong các xã hội phương Tây không cho phép một số người có thì giờ đọc toàn bộ những quyển sách liên quan đến các vấn đề khúc mắc của tâm linh. Vì thế nhiều tác giả chọn lọc các lời thuyết giảng, các câu phát biểu ngắn gọn hoặc các đoản văn ý nghĩa nhất để gom lại thành sách giúp người đọc dễ theo dõi và tìm hiểu, vì họ muốn đọc hay muốn dừng lại ở đoạn nào cũng được.

KHI KHOA HỌC NHÌN THẤY ĐỨC PHẬT

Nhụy Nguyên

Bầu trời chúng ta đang ngước nhìn, khoa học ước đếm có hàng tỉ ngôi sao. Mà trái đất chưa thể lớn bằng một ngôi sao. Phi thuyền của nhân loại mới chỉ bay đến một số ngôi sao trong hệ ngân hà. Kinh Phật mô tả, một dải ngân hà được gọi là đơn vị thế giới. Cứ một ngàn dải ngân hà được tính là một tiểu thiên thế giới; một ngàn tiểu thiên thế giới là một trung thiên thế giới; một ngàn trung thiên thế giới là một đại thiên thế giới. Trong vũ trụ lại có trùng trùng đại thiên thế giới như vậy. Người tu đạt toàn giác (Phật) tức câu thông với vũ trụ, thấu suốt quy luật vận hành của vũ trụ, rồi đem sự thấy biết đó nói lại với các cõi nước thấp thua. Phật do vậy có thể hiểu đồng nghĩa với vũ trụ. Để thấy rằng Phật không sáng tạo ra vũ trụ, không chế định ra luật nhân quả luân hồi, mà vũ trụ vốn thường hằng từ vô thỉ dù cho Phật có ra đời hay không.

PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI NHÂN SINH VŨ TRỤ

Lê Sỹ Minh Tùng


Đối với Phật giáo, vũ trụ được sanh ra như thế nào, con người bắt đầu từ đâu không có gì quan trọng vì tất cả chỉ là thế giới hiện tượng có sinh có diệt. Khi Đức Phật còn tại thế, một hôm Tỳ kheo Man Đồng Tử đặt ra những câu hỏi siêu hình để hỏi Thế Tôn rằng :

Tái sinh để học hỏi và chuyển hóa



Chúng ta đã phải trải qua nhiều giai đoạn để trở thành con người trong kiếp này. Tuy có nhiều kiếp nhân sinh khác nhau nhưng chúng ta biết rõ kiếp người trần gian nhất.
 Thật ra thì sự chuyển hóa bắt đầu từ các thể cấp năng lượng (energetic levels). Thoạt đầu các hạt giống tâm thức luyện tập làm quen với năng lượng để chuyển hóa thành linh hồn. Chúng phải làm quen với các hình thái và những đặc tính (features) của linh hồn và luyện tập để biết cách điều khiển linh hồn. Sau đó, chúng bắt đầu chuyển hóa, tồn tại dưới dạng phân tử trong thể khí (gas level) và thế là chuyến du hành của chúng ta bắt đầu từ mật độ vật chất từ thấp tới cao:

Vũ trụ quan từ kinh Lăng Nghiêm và Holomovement của David Bohm



Như chúng ta đều biết, Albert Einstein là người triển khai thuyết Tương đối cách đây đúng một thế kỷ. Einstein cũng đóng góp rất nhiều cho nền vật lý lượng tử bằng cách là người đầu tiên nêu lên quan niệm ánh sáng là những hạt quang tử photon. Với quan niệm này, cơ học lượng tử ngày càng được phát triển một cách mạnh mẽ, đồng thời những đặc tính của vật chất trong thuyết lượng tử cũng ngày càng xuất hiện rõ nét.

Monday, September 16, 2013

Làm giỗ, cúng vong… ai ăn?

Sau khi một người đã mất, vong hồn của họ có dùng được đồ ăn do người thân cúng hay không?



 Nhiều người cho rằng cần phải cúng vì họ dùng được nhưng cũng có ý kiến ngược lại.

Chết rồi thì sao mà ăn được?

Quả báo kỳ quặc của quan tham


 theo kinh Phật


Tham nhũng không chỉ thời nay mới có, mà vấn nạn này đã có từ thời Đức Phật tại thế, cách đây hơn 2500 năm.


(Kienthuc.net.vn) - Trao đổi với báo chí, ông Đào Sỹ Hùng, Phó Chánh án TAND Hà Nội cho hay “án tham nhũng tăng mạnh về số lượng lẫn mức độ nghiêm trọng" trong năm 2012, từ 15 vụ của năm 2011 lên tới 33 vụ với 91 bị cáo.



            ảnh minh họa

Những chuyện về thiện ác nghiệp báo và đầu thai kiếp sau

Phật dạy: "Phàm làm người ở cõi đời, sinh tử đều do nhân duyên. Do nhiều nhân duyên tạo ra gốc rễ tội lỗi..."


1. Giết lợn bị đọa vào địa ngục A Tỳ


Trong Kinh Pháp Cú có kể rằng: Lúc Thế Tôn cùng các Tỳ kheo ở tại tinh xá Trúc Lâm, cách đó không xa, có đồ tể Cunda sống bằng nghề mổ lợn. Mỗi lần giết lợn, ông ta trói thật chặt vào cột và nện nó bằng một cây chày vuông, rồi banh hàm và rót nước sôi vào họng, kế đến đổ nước sôi lên lưng, làm tuột lớp da đen và thui lớp lông cứng bằng một bó đuốc. Cuối cùng ông cắt đầu lợn bằng một thanh kiếm nhọn rồi xẻ thịt, lột da. Và Cunda đã sống bằng nghề mổ và bán thịt như thế gần hai mươi năm.

"Hối Lộ" Cả Phật - Tập 3

Phật, la hán, tôn giả chùa Bái Đính bị... ép cầm tiền


Hàng nghìn du khách đến chùa Bái Đính vứt vung vãi tiền lẻ lên tượng phật, thậm chí còn nhét đầy vào các bàn tay tượng gây nên hình ảnh hết sức phản cảm.

Hàng nghìn bức tượng phật trong chùa Bái Đính đều lặp lại cảnh tiền lẻ phủ đầy trên người và nhét chi chít vào các kẽ tay

"Hối Lộ" Cả Phật - Tập 2


Hình ảnh quá phản cảm tại chùa Bái Đính
Ảnh chụp tại chùa Bái Đính (ngày mùng 3 Tết Quý Tị) của độc giả Phan Hoài Hiệp gửi cho báo 

- Tiền đã che phủ gần hết phần thân bức tượng Phật. Quan niệm và ý thức người dân đã thay đổi như thế nào để xuất hiện hình ảnh này?

"Hối Lộ" Cả Phật - Tập 1

Đặt tiền lẻ vào tay tượng là một sự xúc phạm


- "Dâng tiền lên thần linh một cách đầy xúc phạm, coi rẻ đồng tiền của nước mình, lãng phí và phản văn hóa, phản tín ngưỡng một cách ngông cuồng…" - GS Ngô Đức Thịnh phẫn nộ nói.

Quan điểm của Phật giáo về cúng sao giải hạn đầu năm

TT. Giác Minh - Đoàn III

| Thứ Bảy, 21:25 09-02-2013


Tháng 10 vừa qua, nhân một chuyến công tác tại miền Nam, cư sĩ Thiện Dũng (sống tại Hà Nội) đã ghé thăm Tịnh xá Ngọc Đà. Cư sĩ Thiện Dũng đã quy y và tu tập được gần 10 năm, nhân lần ghé thăm Tịnh xá Ngọc Đà lần này anh đã gặp và nhờ tôi giải nghi cho anh những vấn đề anh ta đang nghi vấn, thắc mắc về cuốn “Phật thuyết kinh Bắc Đẩu Thất Tinh Diên Mệnh” của tác giả Phúc Thiện do Nhà xuất bản Tôn giáo ấn hành năm 2009. Theo quan điểm của tôi, tuy cuốn sách có tựa đề bắt đầu bằng 2 từ “Phật thuyết” song với nội dung bàn về việc cúng sao giải hạn không phản ánh đúng tinh thần giáo lý nhà Phật.

Em bé sơ sinh ‘tự bốc cháy’ tại Ấn Độ

Một bé trai sơ sinh tại Ấn Độ đã nhập viện trong tình trạng bỏng nặng bởi ngọn lửa bùng lên từ chính cơ thể em.



Bé trai Rahul trong bệnh viện. Ảnh: ABC News.

Một câu chuyện tái sinh ở Ấn Độ

Minh Chi
                                              --- o0o --- 



Con người có sự tái sinh hay không? Đó là một vấn đề mà nhiều người, ở phương Đông cũng như phương Tây, quan tâm. Nhân dịp Xuân Giáp Thân, chúng tôi xin giới thiệu đến quý độc giả nguyệt san Giác Ngộ một câu chuyện tái sinh ở Ấn Độ, có quan hệ tới Thánh Gandhi. Thánh Gandhi trực tiếp nói chuyện với Shanti Devi, cô gái tái sinh đã kể lại kiếp trước của mình. Câu chuyện này được dẫn lại trong tác phẩm đối thoại giữa khoa học và Phật giáo nổi tiếng: “Vũ trụ trong lòng bàn tay” của hai tác gải Trịnh Xuân Thuận và Mathieu Ricard, chương “The Virtual frontiers” (Biên giới hư ảo), bản Anh ngữ.

Một Trường Hợp Tái Sinh Nhớ Kiếp Trước Tại Việt Nam


Những ‘người chết đầu thai’ làm náo loạn đất Hòa Bình


Những trường hợp “đầu thai” tại bản Chiềng Châu (Chiềng Châu, Mai Châu, Hòa Bình) diễn ra từ hàng chục năm nay. Những đứa trẻ khi sinh ra hoàn toàn bình thường, đến khi 3-4 tuổi lại nhận mình là… con của những gia đình khác xa đến cả chục cây số.

Trưởng phòng Tôn giáo (Sở Nội vụ tỉnh Hoà Bình), ông Nguyễn Trường Sơn xác nhận: “Những trường hợp người dân gọi là đầu thai ở huyện Mai Châu là có thật…".

Luân hồi đầu thai tại Việt Nam

Những trường hợp đã được kiểm chứng


Câu chuyện thứ nhất: Con gái ông Cả Hiêu ở cà Mau (Việt Nam)

Câu chuyện có thật này sảy ra tại làng Tân Việt ở Cà Mau (vùng Ðầm Giơi). Ở đây có một gia đình gồm hai vợ chồng và 3 người con. Người cha trong gia đình này là ông Cả Hiêu. Cô con gái trong gia đình được ông Cả Hiêu cưng chìu như trứng mỏng nhưng không may, cô bị bệnh và qua đời lúc 19 tuổi. Cả nhà ai cũng đau buồn thương xót, ông Cả Hiêu thì như điên như dại.

Đức Đạt Lai Lạt Ma và 10 Câu Hỏi



Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma và Rick Ray
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển / 26-5-2012

Đức Đạt Lai Lạt Ma:

- Mọi người dù có học thức hay không học thức, giàu hay nghèo, đen hay trắng, ngay cả xanh dương hay xanh lục; đều giống nhau.

- Tôi không xem chính trị tự nó là điều gì đấy sai lạc, nhưng bởi vì người ta sử dụng chính trị vì mục đích ích kỷ, và cuối cùng chính trị trở thành dơ bẩn. Trong tôn giáo cũng vậy, nếu con người sử dụng trong cung cách sai lầm thì tôn giáo cũng trở thành tôn giáo dơ bẩn.

Vấn Đáp Về Đấng Tạo Hóa

Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14

HỎI: Ngài đã từng nói rằng theo triết lý Đạo Phật không có đấng Tạo Hóa, không có Thượng Đế tạo dựng, và điều này có thể bắt đầu làm cho nhiều người chấm dứt niềm tin trong quan kiến thiêng liêng. Ngài có thể giải thích sự khác biệt giữa Đức Phật Nguyên Sơ Kim Cương Thừa và một Thượng Đế Tạo Hóa không?

Cái Chết


Đức Đạt Lai Lạt Ma Thứ 14

Đức Phật đã nói rằng trong tất cả những mùa khác nhau để cày cấy, mùa thu là mùa tốt nhất, trong tất cả những loại nhiên liệu để đốt, thì phân bò là tốt nhất, và trong tất cả những loại tỉnh giác khác nhau, sự tỉnh giác về sự vô thường và cái chết thì hữu hiệu nhất. Cái chết là điều nhất định, nhưng khi nào nó giáng xuống thì bất định. Nếu chúng ta thực sự đương đầu với sự việc, chúng ta không biết được cái gì sẽ tới trước – ngày mai hay cái chết. Chúng ta không thể hoàn toàn quả quyết rằng người già sẽ chết trước và người trẻ còn ở lại phía sau. Thái độ thực tế nhất mà ta có thể nuôi dưỡng là hy vọng điều tốt đẹp nhất nhưng chuẩn bị điều tồi tệ nhất. Nếu điều xấu nhất không xảy ra thì mọi sự đều tốt đẹp, nhưng nếu nó xảy ra, nó sẽ không tấn công chúng ta bất ngờ. Điều này cũng ứng dụng cho sự thực hành Pháp: chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất vì không ai trong chúng ta biết được khi nào mình chết.

Luật Nhân Quả


Nguyên tác: Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14
Chuyển ngữ: H.T. Thích Trí Chơn
Trích từ cuốn sách: “An Open Heart”

Nếu bạn hiểu rõ mọi khía cạnh chi tiết của luật nhân quả thì bạn được gọi là người có trí tuệ thông suốt mọi việc. Kiến thức thông thường của chúng ta không thể thấu triệt đầy đủ về luật nhân quả. Muốn sống đúng theo luật nhân quả mà đức Phật đã dạy, chúng ta cần tin tưởng vào giáo lý của Ngài. Khi Ngài dạy sát sinh dẫn đến chịu sự đoản mệnh, trộm cắp phải gặp cảnh nghèo túng, thực sự không có cách nào để chứng minh được những lời Ngài nói là đúng với thực tại.
 

Quả Của Nghiệp

Đức Đạt Lai Lạt Ma XIV

Hạnh phúc hay đau khổ đều bắt nguồn từ những hành động trong quá khứ của ta. Vì vậy, ta có thể giải thích nghiệp một cách dễ dàng trong một câu ngắn gọn: nếu ta làm việc thiện hảo thì mọi việc sẽ tốt đẹp, nếu ta làm việc xấu thì mọi việc sẽ bất hảo.

Tái Sinh


Đức Đạt Lai Lạt Ma Thứ 14


Nghiệp (karma) có thể được hiểu là nguyên nhân và hậu quả, rất giống với cách mà các nhà vật lý học hiểu là đối với mỗi tác động, thì có một sự phản lực ngang bằng và đối nghịch lại. Đối với môn vật lý, hình thức lực phản hồi nào sẽ xảy ra thì luôn luôn không thể dự đoán được, nhưng đôi lúc chúng ta có thể tiên liệu sự phản ứng và có thể làm điều gì đó để giảm thiểu hậu quả. Hiện nay khoa học đang dùng nhiều cách để làm sạch sẽ môi trường đã bị ô nhiễm, và thêm nhiều khoa học gia đang cố gắng ngăn ngừa sự ô nhiễm trầm trọng hơn. Cũng như thế, những đời tương lai của chúng ta được quyết định bởi các hành vi hiện tại cũng như các hành vi của những đời gần nhất và những đời quá khứ của ta.

CÕI TA-BÀ: SỐNG, CHẾT VÀ TÁI SINH


Đức ĐẠT-LAI LẠT-MA
Frédérique Hatier biên soạn
Hoang Phong chuyển ngữ



Năm 1996, nhà xuất bản Le Pré aux Clercs có phát hành một quyển sách gồm những lời phát biểu của Đức Đạt-lai Lạt-ma được chọn lọc từ các bài diễn văn, phỏng vấn, các buổi thuyết giảng và các sách của Ngài. Sách gồm VI chương, dày 192 trang và sau đây là chương VI của quyển sách mang tựa đề "Cõi Ta-bà : sống, chết và tái sinh".

Đôi Điều Về Đức Đạt Lai Lạt Ma Đời Thứ 14


Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ XIV


Biển Xanh Phỏng dịch theo phần: “A History of Dalai Lamas within the Context of Their Times” của tác giả Ardy Verhaegen

Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ XIV ra đời vào năm 1935 - sau khi đức Đạt-lai Lạt-ma thứ XIII viên tịch khoảng hai năm. Nỗi thất vọng đang lan tràn trong cả nước và tình hình chính trị vô cùng bất ổn. Chính quyền dân tộc chủ nghĩa Tàu từ chối việc thừa nhận nền độc lập của Tây Tạng và đã tấn công sâu vào các quận phía đông. Tàu đã thiết lập một bộ phận đại diện không chính thức ở Lhasa bằng cách cử một phái đoàn sang ngỏ lời chia buồn và bày tỏ sự kính trọng đối với tang lễ của đức Đạt-lai Lạt-ma thứ XIII rồi lưu lại ở đó luôn. Nguyên tổng tư lệnh quân đội và cũng là người cố vấn của đức Đạt-lai Lạt-ma - Lungshar - đã cố lật đổ chính quyền Tây Tạng và thiết lập một nền cộng hoà; nhưng kết quả là ông ta bị mù và bị tù chung thân. Viên quan nhiếp chính Reting Rinpoche - người đã từng rất thân tín với đức Đạt-lai Lạt-ma thứ XIII - vẫn còn rất trẻ và có phần hơi nhẹ dạ nên đã bị ảnh hưởng một chút bởi Lungshar. Ngoài ra, ngài Panchen Lama - một nhân vật rất được kính trọng vẫn còn đang sống lưu vong và sự trở về của ông ta đang còn được thương lượng.

Đạt-Lai-Lạt-Ma là ai?

Comment mới nhất: -tunhan-
Kính thưa các Bạn,
Tháng 10 năm 2008 tôi theo Đoàn Hành Hương lên Dharamsala đảnh lễ Đúc Dalai Lama và Ngài Kamapa (hai trong 4 vị lãnh đạo của 4 trường phái Mật Tông Tây Tạng).
Khi nói chuyện với Đức Dalai Lama, một câu hỏi trong phái đoàn:
- Ngài có dự định đến thăm Việt-Nam không?


Ngài trả lời:


Khi nào Việt-Nam không còn Cộng-Sản, tôi sẽ là người đầu tiên đến thăm Việt-Nam. Bây giờ thì không vì nếu tôi đến họ sẽ bỏ tù tôi.
Xin chia sẻ các Bạn một câu trả lời đáng để chúng ta suy nghĩ.
Phạm Anh Toàn

Chúng ta phải là Phật Tử của Thế Kỷ thứ 21

by S Gopal Puri, TNN, Sep 28, 2012

Nguyễn Văn Hòa Việt dịch




Vị lãnh đạo tinh thần 77 tuổi, người Tây tạng đã kêu gọi các Phật Tử phải là một Phật Tử của thế kỷ thứ 21 và Ngài đã nói rằng Ngài muốn xây dựng các trung tâm giáo dục hơn là xây dựng các tu viện hoặc đền chùa. 

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ PHẬT GIÁO ỨNG DỤNG (8)

Tuệ Uyển chuyển ngữ





HỎI:  kính bạch Ngài, Ngài nói rằng tất cả những hiện tượng là đối tượng vô thường.  Có phải tính tinh khiết, không chướng ngại của tâm thức cũng là đối tượng vô thường?   Có phải tính bản nhiên của tâm thức là sinh và tử không?

ĐÁP:  Khi chúng ta nói về tính bản nhiên của tâm thức trong phạm trù Phật Giáo, chúng ta phải hiểu  rằng nó có thể được hiểu trên hai trình độ khác  nhau:

Ý thức và vật lý theo quan điểm của Khoa học và Phật giáo



 Những khám phá gần đây của nền vật lý hiện đại cho thấy một số quan niệm của Phật giáo cần phải được xem xét đến. Kể từ thế kỷ 20, nhiều khái niệm và lý thuyết đã được phát biểu hoàn toàn mới, trong đó vai trò của ý thức trở thành một luận điểm then chốt. Người ta thấy không thể rạch ròi tách rời ý thức con người ra khỏi thực tại vật lý được.
Khái niệm trung tâm của vật lý từ xưa đến nay là vật chất. Trong vật lý cổ điển, vật chất là những hạt cứng chắc bất hoại. Trong vật lý nguyên tử, người ta thấy nó là một cơ cấu với hạt nhân và những electron tí hon nhưng dường như trống rỗng. Robert Oppenheimer (1904-1967), nhà vật lý xuất sắc người Mỹ, từng viết về hạt electron: “Khi ta hỏi, liệu electron vẫn giữ nguyên vị trí hay không? Ta phải trả lởi là "không"; Khi ta hỏi, liệu vị trí electron có thay đổi theo thời gian không? Ta phải trả lời là "không"; Khi ta hỏi liệu electron nằm yên? Ta phải trả lời là "không"; Khi ta hỏi liệu nó đang vận động? Ta phải trả lời là ‘không’". Đó là bốn không của Oppenheimer. Ông nói thế vì mỗi lần con người quan sát electron, ta lại thấy hạt, nhưng không thể biết trước đó nó ở đâu và sau đó nó ở đâu, nên chỉ có thể cho nó một tính chất xác suất. Và trong nền vật lý Hạ nguyên tử, người ta thấy vật chất gồm các hạt hoán chuyển được với nhau và có thể biến thành năng lượng.

Phật Giáo và Khoa Học


Singapore, 10 tháng Tám, 1988
Trích đoạn đã được duyệt lại từ
Berzin, Alexander and Chodron, Thubten.
Glimpse of Reality.
Singapore: Amitabha Buddhist Centre, 1999.

Hỏi: Xin ông nói về mối liên hệ giữa đạo Phật và khoa học và cho một vài ví dụ điển hình về những điểm tương đồng.

Đáp: Cho đến nay, những cuộc đối thoại giữa Đức Dalai Lama và các nhà khoa học chủ yếu chú trọng về ba lãnh vực. Một là đề tài vật lý thiên văn, tìm hiểu xem vũ trụ đã được phát triển như thế nào. Vũ trụ có khởi điểm không? Vũ trụ được tạo ra hay là một quá trình bất tận? Đề tài khác là vật lý hạt, liên quan đến kết cấu của nguyên tử và vật chất. Thứ ba là khoa học thần kinh, nghiên cứu về sự vận hành của não bộ. Đây là ba lãnh vực chánh.

Einstein's E = MC^2

Video

Thuyết Tương Đối của Einstein - Một Cách Dễ Hiểu

Video

Thuyết Tương Đối của Einstein - video

Video

Phật giáo và khoa học

Bác sĩ Trần Xuân Ninh


Khoa học bản chất là duy lý, đặt trên nền tảng quan sát, lý luận, chứng minh, kiểm nghiệm. Quan sát đòi hỏi phải qua trung gian ngũ quan : mắt nhìn, tai nghe, mũi ngửi, miệng nếm, tay sờ. Lý luận kiểm nghiệm thì cần khả năng trí tuệ. Tùy theo mức độ phát triển và tùy ngành khoa học, vai trò của ngũ quan và trí não có những tầm quan trọng khác nhau. Trong khoa học thực nghiệm, ở những giai đoạn ban đầu, quan sát bằng ngũ quan đóng vai trò chủ yếu trong những phát kiến. Archimède tìm ra sức đẩy của nước, Newton tìm ra trọng lực, Franklin tìm ra điện trong sấm chớp vân vân... tất cả đều do quan sát rồi tiếp theo là suy nghiệm. Trong khoa học thuần lý, trí não đóng vai trò chủ yếu, đưa ra giả thiết lý luận rồi kiểm nghiệm, thực hiện. Dù là khởi đầu bằng quan sát, hay khởi đầu bằng lý luận thì yếu tính của chân lý khoa học vẫn là sự tuyệt đối khách quan, chứng minh được, kiểm nghiệm được, thực hiện được.

Tương đồng giữa Khoa học và Phật giáo theo nhà vật lý thiên văn Trịnh Xuân Thuận

Giáo sư Trịnh Xuân Thuận nhân buổi thuyết trình về Khoa học và Phật giáo tại Làng Mai (Pháp) ngày 03/06/2012.
Giáo sư Trịnh Xuân Thuận nhân buổi thuyết trình về Khoa học và Phật giáo tại Làng Mai (Pháp) ngày 03/06/2012.
Như Trang
Thượng tuần tháng 06/2012, nhà vật lý thiên văn Trịnh Xuân Thuận đã từ Mỹ đến Paris nhận Giải thưởng Prix Mondial Cino Del Duca do giới Hàn lâm Pháp trao tặng. Trước đó, ông đã ghé Làng Mai - miền tây nam nước Pháp - thuyết trình về Khoa học và Phật giáo, đồng thời đối thoại với Thiền sư Nhất Hạnh về cái nhìn của đạo Phật đối với khoa học. Được sự đồng ý của tác giả, RFI xin đăng lại bài tường thuật của nhà nghiên cứu Đỗ Quý Toàn, có mặt tại Làng Mai nhân buổi thuyết trình của giáo sư Trịnh Xuân Thuận.

Người chết đi sống lại kể chuyện bên kia cửa tử




Hiện nay, luân hồi tái sinh là một đề tài nóng bỏng ở xã hội phương Tây nói chung và Mỹ nói riêng. Chương trình "60 minutes" cách đây vài năm có đề cập đến vấn đề luân hồi tái sinh và báo cáo hiện có đến 78% người Mỹ (vào khoảng 195,000,000) tin có kiếp trước kiếp sau. Raymond Moody, giáo sư triết học, bác sĩ y khoa, là một nhà nghiên cứu người Mỹ tiền phong về vấn đề luân hồi tái sinh, nói rằng, sự hiểu biết về hiện tượng có đời sống khác sau đời sống này (life after life) đã được giấu nhẹm rất kỹ cho đến bây giờ. Nếu ai muốn tìm hiểu xem người Mỹ nghĩ thế nào về luân hồi chỉ việc vào thăm Google, gõ chữ "book on reincarnation" thì sẽ thấy một con số khổng lồ, hơn 2,000,000 tài liệu gồm sách và các bài luận giải về nhân quả và luân hồi...