Hình: Internet
3 Cõi trong thế giới Ta Bà
Cõi là nơi chúng sinh hiện sinh (sinh sống và cư trú - Bhavanti sattā cithāti: Bhūmi). Theo kinh điển Phật giáo thì các loài chúng sinh hữu tình hiện sinh luân hồi trong Thế Giới Ta Bà (Samsara) gồm 3 cõi hay còn gọi là Tam Giới:
A. Cõi Dục Giới: nơi Tham Ái cai trị danh-sắc (thân-tâm) chúng sinh. Có hình tướng phân biệt nam-nữ, phát sinh dâm dục.
B. Cõi Sắc Giới: gồm có 18 tầng, là nơi cư trú của những chúng sinh tập thiền chứng đắc từ Sơ-thiền cho đến Tứ-thiền, và các bậc thánh đã chứng quả A-na-hàm. Ở cõi này chúng sinh còn dính mắc vào tứ đại (thân vật chất): đất, nước, gió, lửa. Chúng sinh ở cõi này chỉ có hình tượng mà không có tướng khác biệt nam nữ (vô tính), không sinh hoạt tình dục, nhưng cònh sinh hoạt vật chất.
C. Cõi Vô Sắc Giới: gồm có 4 tầng trời, là nơi cư trú của những chúng sinh tu tập và chứng đắc 4 định Không, đã thoát khỏi "sắc" (thân vật chất: đất, nước, gió, lửa), không còn hình tướng, nhưng còn dính mắc vào "danh" hay còn gọi là "tâm". Vì thế, các chúng sinh ở đây không còn "thân", chỉ thuần là trạng thái tinh thần.
Con đường đi của Phật pháp là không còn luẩn quẩn trong Tam giới. Phật Pháp dạy chúng ta giải thoát khỏi Tam Giới, chứng ngộ Niết bàn.
A. Cõi Dục Giới (World of Sense-Desires, Kama Loka) (*).
Cõi Dục Giới là nơi phát sinh phiền não và vật dục. Chúng sanh phần lớn là hưởng cảnh ngũ dục (Sắc dục, Thinh dục, Hương dục, Vị dục và Xúc dục). Cõi Dục Giới chia ra có 11 cảnh giới:
- Cõi Ðịa Ngục là cảnh giới bất hạnh, những chúng sanh ở trong cõi này hoàn toàn không có hạnh phúc.
- Cõi Ngạ Quỷ là cảnh giới của những chúng sanh hằng chịu sự đói khát.
- Cõi Súc Sinh (Thú Vật) là cảnh giới của những chúng sanh là thú vật, chưa có tự ý thức.
- Cõi A Tu La (Titans; Asurā) là cảnh giới của những người Tâm tánh hung dữ.
- Cõi Nhân Loại (Human beings; Manussā) là cảnh giới của loài người có trí tuệ.
- Cõi Tứ Thiên Vương (Devas of the Four Great Kings; Catumahārājikā devā) là cảnh giới của Chư Thiên dưới quyền chủ trị của 4 vị Thiên Vương. Các vị Chư Thiên hay giúp chúng ta thường trú ở cảnh giới này.
- Cõi Ðạo Lợi (The Thirty-Three Gods; Tāvatiṁsa devā) là cảnh giới của Chư Thiên có 33 vị Trời làm chủ nên cõi này còn được gọi là cõi Tam Thập tam Thiên; theo tục truyền thì thời quá khứ có chàng thanh niên Magha hướng dẫn 32 vị thanh niên khác làm những công tác từ thiện, phục vụ cho người nên sau khi chết được sanh về cõi này.
- Cõi Dạ Ma (Yama devas; Yāmā devā) là cảnh giới của Chư Thiên được nhiều sự an vui tiêu diệt những sự khổ (thông thường).
- Cõi Ðâu Suất (Contented devas; Tusitā devā) là cảnh giới của các vị Chư Thiên thọ hưởng Quả phước nhất là Quả phước của Ba La Mật, các vị Bồ Tát trước khi thành Phật sanh lên đây để chờ cơ hội đầy đủ căn duyên liền tái sanh lần chót chứng Quả Phật Toàn Giác. (Cõi trời này có hai viện, Đâu-Suất Ngoại Viện và Đâu-Suất Nội Viện)
- Cõi Hóa Lạc Thiên (Devas Delighting in Creation; Nimmānaratī devā) là cảnh giới của các vị Chư Thiên khi nào muốn hưởng Dục lạc thì tự hóa hiện ra (sáng tạo ra) mà dùng.
- Cõi Tha Hóa Tự tại (Devas Wielding Power over Others' Creations; Paranimmita-vasavattī devā) là cảnh giới của các vị Chư Thiên khi nào muốn hưởng năm món Dục Lạc thì có kẻ khác đem đến dâng. Cõi này là trú xứ của Ma Vương.
B. Cõi Sắc Giới (World of Form, Rūpa Loka)
Cõi Sắc Giới được chia làm 18 tầng, tùy theo chứng đắc trong thiền tập của các chúng sinh. Các tầng được đánh số thứ tự tiếp theo số 11 của cõi Dục Giới như sau:
B1. Sơ thiền
12. Phạm chúng thiên (Retinue of Brahma; Brahma-Parisajjā devā)
13. Phạm phụ thiên (Ministers of Brahmas; Brahma-Purohitā devā)
14. Ðại phạm thiên (Great Brahmas; Mahā Brahmā)
B2. Nhị thiền
15. Thiểu quang thiên (Devas of Limited Radiance; Parittabhā devā)
B3. Tam thiền
18. Thiểu tịnh thiên (Devas of Limited Glory; Parittasubhā devā)
B4. Tứ thiền
21. Quảng quả thiên (Very Fruitful devas; Vehapphalā devā)
C. Cõi Vô sắc giới (Formless World, Arūpa Loka)
28. Không vô biên thiên (Devas of Sphere of Infinite Space; Ākāsānañca-yatanūpā devā)
29. Thức vô biên thiên (Devas of Sphere of Infinite Concsiousness; Viññānañca-yatanūpagā devā)
Ba cõi Sáu đường
Trong đạo Phật, chúng ta thường nghe câu "Ba cõi, sáu đường luân hồi" (tam giới, lục đạo luân hồi). Ðây là một cách diễn tả quan niệm về các hình thái hiện sinh của mọi loài luân hồi trong Thế giới Ta-bà (Samsāra, Sa-bà). Ba giới là Dục giới, Sắc giới, và Vô sắc giới. Sáu đường luân hồi là tái sinh vào 6 loài chúng sinh trong Tam Giới:
Cõi Sắc Giới được chia làm 18 tầng, tùy theo chứng đắc trong thiền tập của các chúng sinh. Các tầng được đánh số thứ tự tiếp theo số 11 của cõi Dục Giới như sau:
B1. Sơ thiền
12. Phạm chúng thiên (Retinue of Brahma; Brahma-Parisajjā devā)
13. Phạm phụ thiên (Ministers of Brahmas; Brahma-Purohitā devā)
14. Ðại phạm thiên (Great Brahmas; Mahā Brahmā)
15. Thiểu quang thiên (Devas of Limited Radiance; Parittabhā devā)
16. Vô lượng quang thiên (Devas of Unbounded Radiance; Appamānabhā devā)
17. Quang minh thiên (Devas of Streaming Radiance; Ābhassarā devā)
B3. Tam thiền
18. Thiểu tịnh thiên (Devas of Limited Glory; Parittasubhā devā)
19. Vô lượng tịnh thiên (Devas of Unbounded Glory; Appamānasubhā devā)
20. Biến tịnh thiên (Devas of Refulgent Glory; Subhakinnā devā)
B4. Tứ thiền
21. Quảng quả thiên (Very Fruitful devas; Vehapphalā devā)
22. Vô tưởng thiên (Unconscious beings; Asaññā sattā)
23. Vô đọa thiên (Devas not Falling Away; Avihā devā)
24. Thanh tịnh thiên (Untroubled devas; Atappā devā)
25. Thiện hiện thiên (Beautiful or Clearly Visible devas); Sudassā devā)
26. Thiện kiến thiên (Clear-sighted devas; Sudassī devā)
27. Vô song thiên (Peerless devas; Akanitthā devā)
C. Cõi Vô sắc giới (Formless World, Arūpa Loka)
28. Không vô biên thiên (Devas of Sphere of Infinite Space; Ākāsānañca-yatanūpā devā)
29. Thức vô biên thiên (Devas of Sphere of Infinite Concsiousness; Viññānañca-yatanūpagā devā)
30. Vô sở hữu thiên (Devas of Sphere of No-thingness; Ākiñcañña-yatanūpagā devā)
31. Phi tưởng, phi phi tưởng thiên (Devas of Sphere of Neither-perception nor non-perception; Nevasaññā-nasaññā-yatanūpagā devā).
Bảng liệt kê trên được dựa theo hai tài liệu: quyển "Đức Phật và Phật Pháp" của ngài Hòa thượng Narada và phần giới thiệu trong bản dịch Anh ngữ Trường Bộ Kinh của ông Maurice Walshe (The Long Discourses of the Buddha: A Translation of the Digha Nikaya).
Bảng liệt kê trên được dựa theo hai tài liệu: quyển "Đức Phật và Phật Pháp" của ngài Hòa thượng Narada và phần giới thiệu trong bản dịch Anh ngữ Trường Bộ Kinh của ông Maurice Walshe (The Long Discourses of the Buddha: A Translation of the Digha Nikaya).
Ba cõi Sáu đường
Trong đạo Phật, chúng ta thường nghe câu "Ba cõi, sáu đường luân hồi" (tam giới, lục đạo luân hồi). Ðây là một cách diễn tả quan niệm về các hình thái hiện sinh của mọi loài luân hồi trong Thế giới Ta-bà (Samsāra, Sa-bà). Ba giới là Dục giới, Sắc giới, và Vô sắc giới. Sáu đường luân hồi là tái sinh vào 6 loài chúng sinh trong Tam Giới:
- Loài đọa địa ngục.
- Loài ngạ quỷ.
- Loài thú vật.
- Loài a-tu-la.
- Loài người.
- Chư thiên.
Riêng chư thiên gồm 26 loài (có sách liệt kê 27 hoặc 28 loài), ở trong ba cõi giới khác nhau: Dục giới, Sắc giới, và Vô sắc giới. Loài người và bốn loài đau khổ thì ở trong cõi Dục giới. Như vậy, tổng cộng là 31 loài chúng sinh theo quan niệm của đạo Phật.
Loài người ở trong một cảnh giới có hạnh phúc và đau khổ lẫn lộn. Chư vị Bồ Tát thường chọn tái sinh vào cảnh nầy, vì ở đây có nhiều hoàn cảnh thuận lợi để phục vụ và thực hành những Pháp cần thiết nhằm thành tựu Đạo Quả Phật. Kiếp cuối cùng của Bồ Tát luôn luôn ở cảnh người.
Chư thiên có mặt trong cả ba cõi giới. Có 6 loại chư thiên trong Dục giới (hạng số 6 đến 11 trong biểu đồ), trong đó kinh điển thường đề cập đến cõi trời Đao-lợi và Đâu-suất. Cõi trời Đao-lợi còn gọi là cõi trời Ba Mươi Ba vì ở đó có 33 vị trời mà ngài Đế-thích (Sakka) là thiên chủ. Chính ở nơi đây, theo truyền thuyết, Đức Phật giảng Vi Diệu Pháp trong 3 tháng hạ. Cõi trời Đâu-suất là nơi lưu ngụ của những vị Bồ Tát đã thực hành tròn đủ các Pháp cần thiết để đắc Quả Phật, chờ cơ hội thích nghi để tái sinh vào cảnh người lần cuối cùng. Ngài Bồ Tát Mettaya (Di Lạc), vị Phật tương lai, hiện đang ở cảnh trời nầy, chờ ngày tái sinh vào cảnh người để thành tựu Đạo Quả Phật. Theo truyền thuyết, hoàng hậu Maya (Ma-da, Tịnh Diệu), mẹ của ngài Bồ Tát Siddhattha (Sĩ-đạt-ta), sau khi chết, tái sinh vào cảnh trời Đâu-suất, và từ đó sang cung trời Đao-lợi nghe Đức Phật giảng Vi Diệu Pháp.
Trên Dục giới có Sắc giới (rūpa loka), cảnh giới các vị Phạm Thiên, những vị Trời đã từ bỏ tham dục và đang thọ hưởng hạnh phúc của thiền-na (jhāna). Có tất cả 16 cảnh (số 12 đến 27 trong biểu đồ), tương ứng với bốn tầng thiền-na hữu sắc (rūpa jhāna). Trong đó, 5 cảnh giới cao nhất (số 23 đến 27) thường được gọi chung là Vô Phiền Thiên (suddavasa) hay Tịnh Cư Thiên, cảnh giới hoàn toàn tinh khiết. Đây là cảnh giới tuyệt đối riêng biệt của các vị Bất lai (A-na-hàm, Anāgāmi). Chúng sinh ở trong một cảnh khác mà đắc quả Bất Lai thì tái sinh vào cảnh nầy. Tiếp tục tu tập, các vị ấy đắc quả A-la-hán và sống ở đó cho đến lúc hết tuổi thọ, nhập Đại Niết Bàn.
Cao nhất là Cõi Vô sắc giới (arūpa loka) gồm có 4 hạng chư thiên tương ứng với bốn tầng thiền-na vô sắc (arūpa jhāna).
Tất cả các loài trong cõi Ta-bà này, kể cả chư thiên, đều phải qua cảnh Thành, Trụ, Hoại, Diệt, và cùng chịu tám loại khổ (bát khổ), dù rằng có thể có những cường độ và thời gian khác nhau. Đôi khi chúng ta thấy có cụm từ "tam đồ, bát khổ" dùng trong các kinh sách, trong đó, "tam đồ" đồng nghĩa với "tam giới" (dục giới, sắc giới, vô sắc giới). Tám loại khổ đó là:
- Sinh khổ: khổ do sinh,
- Lão khổ: khổ do già,
- Bệnh khổ: khổ do bệnh,
- Tử khổ: khổ do chết,
- Ái biệt ly khổ: khổ do xa lìa những gì ta thích,
- Oán tăng hội khổ: khổ do nối kết với gì ta không ưa thích,
- Cầu bất đắc khổ: khổ do không được điều ta mong cầu,
- Ngũ ấm xí thạnh khổ: khổ do hiện hữu năm ấm (sắc, thọ, tưởng, hành, thức).
Theo Đức Phật thì thế giới Ta Bà có Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới:
- 1.000 tiểu thế giới = 1 tiểu thiên thế giới
- 1.000 tiểu thiên thế giới = 1 trung thiên thế giới.
- 1.000 trung thiên = đại thiên thế giới.
Phước Bố Thí
"Phước thiện bố thí" chỉ có con người trong cõi Nam thiện bộ châu (trái đất chúng ta đang sống) có nhiều cơ hội thuận lợi để tạo nên phước thiện bố thí. Ngoài ra, còn các châu khác [Tây ngưu hoá châu, Bắc câu lưu châu, Ðông thắng thần châu] và 30 cõi khác [10 cõi dục giới, 16 cõi trời sắc giới, 4 cõi trời vô sắc giới] không có cơ hội thuận lợi làm phước thiện bố thí vì:
- Con người trong 3 châu khác [Tây ngưu hoá châu, Bắc câu lưu châu, Ðông thắng thần châu] đang hưởng quả báu an lạc phước thiện của mình, nên không có cơ hội thuận lợi tạo phước thiện bố thí.
- Chúng sinh trong 4 cõi ác giới (địa ngục, atula, ngạ quỷ, súc sanh) đang chịu quả khổ do ác nghiệp của mình, nên cũng không có cơ hội thuận lợi tạo phước thiện bố thí.
- Chư thiên trong 6 cõi trời dục giới đang hưởng quả báu an lạc cõi trời do thiện nghiệp của mình đã tạo, nên cũng không có cơ hội thuận lợi tạo phước thiện bố thí. Chư thiên nào muốn tạo phước thiện bố thí, chư thiên ấy phải hiện xuống cõi người mới có cơ hội tạo phước thiện bố thí.
- Phạm thiên trong 16 cõi trời sắc giới và 4 cõi trời vô sắc giới đang hưởng quả báu an lạc trong bậc thiền sở đắc của mình, nên cũng không có cơ hội thuận lợi tạo phước thiện bố thí.
Theo ngài Hòa thượng Narada trong quyển "Đức Phật và Phật Pháp", giáo pháp của Đức Phật không nhằm mục đích truyền bá một lý thuyết về vũ trụ. Dù những cảnh giới trên có thật hay không, điều ấy không ảnh hưởng gì đến giáo lý của Ngài.
Có một số ý kiến lại cho rằng tất cả các cõi giới nói trên không phải ở một chiều không-thời gian nào khác mà là những trạng thái tâm thức khác nhau của chúng sinh mà thôi.
Theo trải nghiệm trong thiền của riêng mình thì những cõi giới nói trên chắc chắn không chỉ là những "trạng thái", đơn giản bởi vì mọi trạng thái đều là kết quả bề ngoài, không bền vững và luôn thay đổi. Trong một kiếp làm người, bạn sao có thể nhớ được bạn đã trải qua bao nhiêu trạng thái tâm thức vì nó quá nhiều?
Như ta thấy các cõi giới nói trên có mật độ vật chất khác nhau, từ đậm đặc ở cõi người lên cao càng loãng dần cho tới các cõi thiền Vô Sắc. Điều này khá tương ứng với các chiều thực tại mà Matias Stefano có đề cập. Vậy quá trình luân hồi của chúng sinh qua các cõi theo mình phải là một tiến trình tiến hóa về chất hẳn hoi, còn dài và phức tạp hơn rất nhiều quá trình từ khỉ thành người của Darwin vậy. Nói một cách dễ hiểu thì con khỉ dù có rơi vào trạng thái trí tuệ cao siêu nào đi chăng nữa cũng chẳng thể trở thành con người. May mắn thì nó có thể "chớp" được một chút gì đó về con người, nhưng sau đó lại trở lại như nó là thôi.
Trong khoa học tâm linh, thực tại nhận thức là đa chiều, vậy khả năng tồn tại các thế giới song song là rất lớn. Những khái niệm xác định vị trí các vật thể theo không-thời gian cổ điển chỉ có thế áp dụng trong chiều thực tại có mật độ vật chất cao như chiều thực tại thứ 3 mà ta đang sống. Các vì sao cách chúng ta hàng tỷ năm ánh sáng trong chiều thực tại thứ 3 có thể chả có ý nghĩa gì ở các chiều thực tại khác. Chỉ cần một ý niệm là tới liền. Theo Vật Lý Học Tính Không của Phật giáo thì sự sống là vô hạn khả năng, chỉ cần đủ điều kiện là sinh, là diệt (duyên khởi).
Tuy nhiên tất cả đều là những suy luận của cá nhân mình, không phải kinh nghiệm thực chứng. Tới đây chắc ai cũng thắc mắc: Vậy sự thật cuối cùng thế nào mới đúng? Mình không biết, nhưng có một điều chắc chắn là với nhận thức hạn hẹp kiểu "người mù sờ voi" của mình thì muốn hiểu biết tất cả là quá "tham lam" mất rồi?
Theo Vật Lý học Tính Không của Phật Giáo thì tất cả các cõi, các giới, các loài chúng sinh cũng như những ngọn sóng trên mặt biển, như tia chớp trên trời, chỉ là hình tướng sự sống thể hiện ra. Thế giới Ta Bà gồm 3.000 Thái Dương Hệ với 31 cõi giới và 6 loài chúng sinh cũng chỉ là ngôi nhà lửa, đầy mong manh và bất an mà thôi. Nhưng nếu ngôi nhà vô minh bị phá vỡ, ảo tưởng về bản ngã được buông xuống rồi thì khắp 3.000 cõi giới không nơi nào không thanh tịnh như nó là. Đó chính là "tâm tịnh thế giới tịnh" vậy.
Chỉ ngay bây giờ lặng yên quan sát, đến một lúc sự thật tự nó sẽ hiển bày, chứ bản ngã vốn là ảo tưởng mà lại muốn nỗ lực tìm kiếm sự thật bằng suy tưởng thì kết quả chỉ là cố gắng vô vọng thôi.
Nguồn: Vật Lý Tính Không
No comments:
Post a Comment