by S Gopal Puri, TNN, Sep 28, 2012
Nguyễn Văn Hòa Việt dịch
Vị lãnh đạo tinh thần 77 tuổi, người Tây tạng đã kêu gọi các Phật Tử phải là một Phật Tử của thế kỷ thứ 21 và Ngài đã nói rằng Ngài muốn xây dựng các trung tâm giáo dục hơn là xây dựng các tu viện hoặc đền chùa.
Là người đoạt giải Nobel hòa bình cao quí, Ngài đã vạch ra rằng thực hành Phật Pháp sử dụng trí tuệ của chúng ta đến mức tối đa và biến đổi những cảm xúc của chúng ta. Ngài đã nói rắng, Phật giáo càng phát triển khi càng nhiều khoa học gia chú trọng tới tâm trí trong việc giải quyết vấn đề cảm xúc.
"Tinh thần Tây tạng bắt nguồn từ Phật giáo có truyền thống hơn 2,500 năm và hiện đang phát triển. Chủ nghĩa cộng sản cua Trủng Hoa thì lại dựa vào những tư tưởng chưa đầy 200 năm và ảnh hưởng của những tư tưởng này hiện đang sút giảm." Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói khi sinh hoạt với một nhóm 102 người Việt tại nơi cư trú lưu vong của Ngài trong làng McLeodgan thuộc thủ phủ Dharamshala hôm thứ tư.
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng Phật giáo không nói về một linh hồn, nhưng thừa nhận sự tồn tại của một tự ngã được chỉ định về tính liên tục của tâm.
"Ngày càng có nhiều nhà khoa học đang quan tâm đến lãnh vực tâm trí, trong việc giải quyết những cảm xúc. Trong kết nối này, quan tâm của họ trong những gì Phật giáo phải nói là đang phát triển. Phật giáo mô tả mức độ khác nhau của tâm, ý thức cảm nhận tùy thuộc vào bộ não, nhưng cũng còn một mức độ tinh tế hơn về cảm nhận tinh thần ", ông giải thích.
Nhà lãnh đạo tinh thần đã nói thêm rằng các nghiên cứu khoa học về hiện tượng này cũng đã bắt đầu.
"Chúng ta phải là những Phật tử của thế kỷ thứ 21. Thực hành Phật Pháp là sử dụng trí tuệ của chúng ta đến mức tối đa để biến đổi những cảm xúc của chúng ta. Về việc này, kiến thức rất là quan trọng. Các học giả Tây Phương thường cho rằng Phật giáo không hẳn là một tôn giáo, mà hơn nữa còn là một khoa học về tâm. Khái niệm về sự trống không của sự hiện hữu nội tại cũng rất là quan trọng.
Khi chúng ta tìm hiểu về thực tế, chúng ta không thể tìm thấy một thứ gì hiện hữu riêng rẻ, biệt lập. Sự thiếu hiểu biết, quan niệm sai lầm của chúng ta về thực tế, là căn bản của sự hủy hoại cảm xúc của chúng ta. Lực lượng đối nghịch lại là lý trí, dựa theo phương pháp khoa học để điều chỉnh lại quan điểm của chúng ta," Đức Đạt Lai Lạt Ma nói.
Khi được hỏi về những căng thẳng hiện nay giữa Việt Nam và Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngoài hải phận của cả hai nước, Đức Đạt Lai Lạt trả lời rằng sự tức giận sẽ không giúp đỡ được gì, giận dữ sẽ không ảnh hưởng đến toan tính của Trung Quốc. Cách hay nhất là cố gắng gây ảnh hưởng với họ bằng những biện pháp thân thiện, "điều này không có nghĩa là không thể làm được trong một vị thế cứng rắn." Ông nhắc lại rằng vào năm 1979 khi Trung Quốc tìm cách để dạy cho Việt Nam một bài học, họ đã phải đối diện với sự chống trả mãnh liệt của quân đội Việt Nam.
"Tôi không đặc biệt ưu tiên cho việc xây dựng tu viện hay đền chùa, mà thay vào đó tôi muốn nhìn thấy một trung tâm học tập, và một nơi nào đó có thể là một nơi tập trung cho việc nghiên cứu triết học Phật giáo, Đạo giáo và đạo đức thế gian. Gần đây tôi đã nói với mọi người ở Ladakh rằng họ nên nhằm mục đích làm cho các tu viện của họ trở thành các trung tâm học tập ", Ngài nói.
Nguồn: Pháp Luân
No comments:
Post a Comment